Nhiều trường Đại học đã nhanh chóng kết nối hàng chục nghìn sinh viên với hệ thống học tập trực tuyến mới thế nào?

Trong giai đoạn giãn cách, dịch bệnh căng thẳng nhất, học online, học trực tuyến là lựa chọn gần như duy nhất mà nhiều mô hình trường học, tổ chức lựa chọn để triển khai các chương trình học tập trước thềm năm học mới. Và có lẽ vượt ngoài dự đoán của nhiều người trong số chúng ta, việc học trực tuyến vẫn đang diễn ra đến thời điểm hiện tại và có thể còn tiếp diễn khá lâu nữa ở nhiều khu vực. Với tình hình dịch khó đoán định và nếu những tình huống thảm họa tương tự xảy ra – rất có thể sẽ có một thế hệ lớn lên cùng với sự chuyển đổi liên tục giữa các lớp học online và offline.

Học trực tuyến từ một xu hướng đang lên cho tới giải pháp tình thế ứng phó trong khó khăn, giờ đây đang được xác định lại mục tiêu trở thành “hướng đi” chiến lược. Cùng với việc bắt buộc phải triển khai học và giảng dạy trực tuyến trên quy mô toàn trường, nhiều trường đã tận dụng thời điểm này để chuyển đổi mô hình cả về chiều sâu. Không chỉ áp dụng các nền tảng, công cụ dành riêng cho học online mà còn thiết kế hệ thống bài giảng, bài thi, kho lưu trữ học liệu, các phương án học tập chú trọng vào người học… bài bản, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, quá trình đưa hệ thống học tập kiểu mới này vào vận hành thực tế không hề dễ dàng. Có những khó khăn chung mà nhiều nhà trường gặp phải và cần giải quyết “đến nơi đến chốn” nếu muốn đạt hiệu quả cao với hình thức học trực tuyến trên diện rộng. Đặc biệt, với những trường hướng đến việc biến hệ thống quản lý học tập trực tuyến thành hệ thống cốt lõi thì yêu cầu này càng quan trọng hơn hết.

Khó khăn đến từ nguồn lực công nghệ là một trong những nguyên nhân chính cản trở quá trình triển khai học online toàn phần

Một trường Đại học tại Hà Nội để đảm bảo sinh viên học online vẫn đạt hiệu quả tốt giữa đại dịch đã nghiên cứu và áp dụng nền tảng quản lý học tập trực tuyến trên Moodle (hệ thống quản lý học tập trực tuyến được sử dụng phổ biến trong nhiều trường đại học). Sau thời gian triển khai ban đầu với số lượng sinh viên nhất định, khoảng 300 đến 400 sinh viên, trường đánh giá nền tảng có nhiều ưu điểm và việc áp dụng diễn ra hiệu quả. Trong khi đó, thời điểm vào năm học mới tình hình giãn cách toàn phần vẫn diễn ra ở nhiều nơi đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khiến sinh viên không thể nhập học trực tiếp, nên trường đã quyết định triển khai mô hình cho sinh viên trên toàn trường.

Chính lúc này khó khăn đã xuất hiện khi mà hệ thống thiết bị hiện tại của nhà trường không đủ để phục vụ số lượng lên đến 30, 40 nghìn sinh viên học trực tuyến qua phần mềm. Vì mỗi máy chủ chạy chương trình của trường chỉ đáp ứng được một số lượng sinh viên nhất định truy cập vào hệ thống học. Theo tính toán thì trường sẽ phải bổ sung thêm vài trăm máy chủ vật lý mới để triển khai hệ thống học tập cho sinh viên toàn trường.

Nhiều trường Đại học đã nhanh chóng kết nối hàng chục nghìn sinh viên với hệ thống học tập trực tuyến mới thế nào? - Ảnh 1.

Previous post Chiều mùng 2 Tết, người dân Hà Nội xếp hàng xin chữ và khấn vọng bên ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Next post Xây dựng Hoà Bình (HBC): Rót 900 tỷ lập trung tâm đổi mới sáng tạo 2,5ha tại Khu công nghệ cao quận 9